Bạn có thể hâm nóng những loại thực phẩm, đồ ăn nào?
Bạn có thể hâm nóng những loại thực phẩm, đồ ăn nào?
Thực ra có rất nhiều người mắc phải các sai lầm khi hâm nóng thức ăn bởi vì không phải thực phẩm nào cũng thích hợp để được làm nóng bằng lò vi sóng. Tuỳ thuộc vào loại thức ăn, chúng sẽ có những cách hâm nóng thích hợp để giữ được chất dinh dưỡng cho bạn. Hãy cùng Thuận Lợi học ngay một số nguyên tắc hâm nóng thức ăn này nhé!
5 quy tắc vàng khi hâm nóng đồ ăn
1. Thực phẩm phải hoàn toàn nguội trước khi cho vào tủ lạnh hoặc tủ đông
Trước khi bảo quản tủ lạnh trong tủ đông hoặc tủ lạnh, bạn cần phải đợi thức ăn nguội hoàn toàn mới có thể bảo quản chúng trong tủ đông được. Cách này sẽ hạn chế được lượng nhiệt tỏa ra từ thức ăn gây ảnh hưởng đến chất lượng làm mát của tủ lạnh và các thực phẩm khác.
2. Bảo quản tất cả thức ăn thừa trong hộp kín
Bảo quản thức ăn trong hộp kín sẽ hạn chế được thực phẩm của bạn tiếp xúc với các nguồn vi khuẩn khác. Cách này cũng sẽ giúp khoang tủ lạnh sạch sẽ không bị xuất hiện những mùi hôi thức ăn trộn lẫn gây khó chịu và ảnh hưởng đến các loại thực phẩm khác.
3. Hâm nóng tất cả thức ăn trong vòng 24-48 giờ
Đây là thời gian tối đa bạn nên cho phép hâm nóng thức ăn đối với mọi loại thực phẩm. Tức thực phẩm chỉ được sử dụng và hâm nóng sau 1 đến 2 ngày bảo quản trong tủ lạnh. Việc để thực phẩm quá lâu sẽ dễ gây ra ngộ độc thực phẩm.
4. Đảm bảo thức ăn được hâm nóng trước khi ăn
Sau khi hâm nóng bằng lò vi sóng, bạn nên kiểm tra xem nó đã được hâm nóng kỹ lưỡng hay chưa. Cách kiểm tra là bạn có thể tách vị trí trung tâm và đừng ăn nếu bạn không chắc chắn.
5. Chỉ hâm nóng đồ ăn một lần
Việc hâm nóng thức ăn nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ vi khuẩn phát triển và gây ngộ độc thực phẩm, vì vậy chỉ hâm nóng lại lượng thức ăn bạn định ăn.
Những lưu ý chính
Để hâm nóng thức ăn một cách an toàn, hãy làm theo các bước chính sau:
- ✦
Làm nguội thực phẩm kỹ lưỡng và nhanh chóng trước khi cho vào tủ lạnh hoặc cấp đông.
- ✦
Bảo quản thức ăn thừa trong hộp kín.
- ✦
Ăn thức ăn hâm nóng trong vòng 24-48 giờ.
- ✦
Hâm nóng thức ăn cho đến khi món ăn hết nóng để tiêu diệt vi khuẩn ẩn nấp.
- ✦
Cẩn thận hơn khi hâm nóng các loại thực phẩm có nguy cơ cao như cơm, hải sản và thịt.
Câu hỏi thường gặp về hâm nóng thức ăn
Bạn có thể hâm nóng lại đồ ăn hải sản không?
Hải sản hoàn toàn có thể hâm nóng. Tuy nhiên, bạn hãy đặc biệt chú ý đến việc bảo quản chúng để tránh tình trạng hải sản bốc mùi sình ương và gây ngộ độc thực phẩm. Khi hâm nóng, bạn hãy sử dụng nhiệt độ ít nhất là 74 độ C để diệt hết vi khuẩn. Và kiểm tra kỹ lưỡng xem chúng có mùi tanh hay không.
Bạn có thể hâm nóng lại thịt không?
Bạn hoàn toàn có thể hâm nóng lại thịt. Miễn là nó chưa bị đóng băng, rã đông và làm đông lại. Có rất nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm được báo cáo mỗi năm do các loại thịt khác nhau, đặc biệt là thịt gà. Bạn cần chú ý làm chín kỹ và không bảo quản lâu ngày trong tủ lạnh.
Xem thêm >>> Mẹo bảo quản thực phẩm tươi sống
Bạn có thể hâm nóng lại mì ống không?
Hoàn toàn có thể. Bạn hãy thực hiện theo các quy tắc thông thường khi hâm nóng đồ ăn mì ống để đảm bảo chúng ngon miệng trước khi ăn. Nếu có thịt, hải sản hoặc bất kỳ thực phẩm nào có trong món mỳ ý thì bạn cần phải cẩn thận hơn. Điều này cũng được áp dụng tương tự cho các món mì ống được làm từ dầu, kem hoặc nước sốt làm từ pho mát. Hãy cẩn thận hơn và hâm nóng đến nhiệt độ rất cao.
Bạn có thể hâm nóng lại đồ ăn như pho mát đã nấu chín không?
Đối với món phô mai đã chính, khi hâm nóng, bạn nên tránh dùng lò vi sóng. Thay vào đó, hãy làm nóng thức ăn có chứa pho mát đã nấu chín ở nhiệt độ cao bằng lò nướng hoặc bếp. Các món ăn có chứa phô mai như bánh pizza hoặc mì ống còn sót lại với nước sốt làm từ pho mát, như carbonara.
Bạn có thể hâm nóng lại cơm không?
Có thể hâm nóng cơm. Tuy nhiên bạn cần hết sức cẩn thận vì vi khuẩn Bacillus cereus có thể tồn tại trên gạo ngay cả khi đã nấu chín. Nguy cơ vi khuẩn này phát triển càng tăng khi để cơm càng lâu ở nhiệt độ phòng. Vì vậy bạn không nên để cơm đã nấu chín ở nhiệt độ phòng quá lâu. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Và đặc biệt, bạn không nên hâm nóng lại cơm nhiều lần.
Với những mẹo hâm nóng đồ ăn trên đây, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng bảo quản và sử dụng lại thức ăn thừa một cách an toàn cho sức khỏe. Cách này có thể giúp bạn tránh lãng phí thức ăn và thưởng thức món ăn một cách trọn vị. Hãy thử áp dụng những hướng dẫn mà Cleanipedia đã chia sẻ cho bạn nhé!
Tác giả: Team Cleanipedia
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.